Chia sẻ, Kiến thức về đá
AMBER HỔ PHÁCH
Giới thiệu về Amber hổ phách
Amber hổ phách (hay còn gọi là minh phách, huyết phách, hồng tùng chi) là một loại đá hữu cơ. Amber hổ phách được hình thành từ nhựa cây hóa thạch trong thời kì đồ đá mới cách đây mười triệu năm (dữ liệu của viện Địa chất Hoa Kỳ).
Các nhà khoa học, nhà sưu tầm đá quý nói chung và Amber hổ phách nói riêng chỉ ra rằng những viên đá hổ phách có chứa xác côn trùng và thực vật nhỏ. Chúng được bao bọc bởi nhựa cây hóa thạch, chính điều này làm tăng thêm giá trị cũng như vẻ đẹp đặc biệt của Amber hổ phách. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đá quý đã thu thập được hơn 1000 mẫu côn trùng và thực vật từ hổ phách, giúp vẽ nên bức tranh sinh động về đời sống nguyên thủy cổ xưa. Có thể nói, hổ phách không chỉ là một loại đá quý, một món đồ trang sức có giá trị cao, chúng còn có giá trị lịch sử và góp phần rất lớn cho sự phát triển ngành khảo cổ học đương đại.
Một vài loại hổ phách được tìm thấy trong lòng đất, một vài loại khác trôi nổi trong đại dương bao la, chính vậy mà nhiều người dân nghèo vùng biển Sicicily, vùng Baltic đã trở nên giàu có nhờ báu vật “trời cho” này.
Amber hổ phách chủ yếu được sử dụng trong ngành trang sức, người phương đông thích đeo vòng hạt hổ phách, trong khi người phương Tây thích làm mặt dây chuyền.
Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa Amber hổ phách với một khoáng vật có tên là Copal. Về đặc điểm chung, chúng đều là đá hữu cơ được tạo thành trong quá trình hóa thạch của nhựa cây, nhưng giá trị của Copal thấp hơn nhiều và niên đại của chúng cũng trẻ hơn so với Amber hàng triệu năm.
Lịch sử và truyền thuyết về Amber hổ phách
Amber hổ phách được nhận dạng bởi những sinh vật, côn trùng, hoa, lá… được bao bọc bởi nhựa cây hóa thạch. Từ hàng triệu năm về trước, những dòng nhựa cây cổ đại chảy xuống, vô tình đã cuốn theo những sinh vật nhỏ bé, tích tụ lại dưới mặt đất thành những mảng nhựa lớn, bao trùm cả cây cỏ, trải qua hàng triệu năm hóa thạch, chúng mới trở thành Amber hổ phách như bây giờ.
Tham khảo: mê mẩn vẻ đẹp của hổ phách dưới lăng kính hiển vi.
Giá trị của Amber hổ phách phụ thuộc rất nhiều vào những sinh vật nằm trong lớp nhựa hóa thạch. Sinh vật càng lớn, giá trị của đá càng cao.
Tổng quan về đặc tính của Amber hổ phách
Tên khoa học: Đá Hổ phách/ Amber
Tinh hệ: Vô định hình
Độ cứng: 2,0-2,5
Tỷ trọng: 1,2
Cát khai: Không có
Vết vỡ: Vỏ sò
Sự hình thành: Hổ phách là loại khoáng vật có nguồn gốc hữu cơ.
Màu sắc: Nhiều sắc thái, từ trắng nhạt, vàng đến nâu đỏ.
Màu vết vạch: trắng.
Ánh: thủy tinh.
Phân bố trên thế giới: Nga (Bantich), Miến Điện, Anh.
Phân bố ở Việt nam: Lạng sơn.
Ý nghĩa, biểu tượng và một vài điểm thú vị
320 triệu năm: Viên đá Amber hổ phách “già” nhất được tìm thấy cho đến nay có niên đại lên đến… 320 triệu năm.
6 tấn: Năm 1716 Peter đại đế (Nga hoàng) đã cho xây dựng một căn phòng tiếp khách ở bên cạnh điện St Peterburg, căn phòng này được trang trí bằng 6 tấn Amber hổ phách.